Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? - (Gợi ý 8 thực phẩm)
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày cũng là một trong số các vấn đề quan trọng hàng đầu.
Theo thống kê tại các bệnh viện đầu ngành, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ngày càng gia tăng mạnh mẽ do mọi người chú trọng nhiều hơn vào công việc và quên cả việc ăn uống, nghỉ ngơi. Kết quả, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét và thậm chí là xuất huyết dạ dày,… Để ngăn chặn các bệnh lý ung thư dạ dày thì người bệnh nên cải thiện chế độ dinh dưỡng ngay từ khi bị trào ngược. Vậy người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Cùng tham khảo xem loại thực phẩm nào phù hợp với người bị trào ngược dạ dày giai đoạn khởi phát.
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? – Chuyên gia nói
Chính vì thực phẩm có tác động trực tiếp đến dạ dày và các cơ quan tại đường tiêu hóa, chính vì thế mà khi gặp các vấn đề có liên quan đến dạ dày, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thực phẩm. Sau đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm mà người bệnh trào ngược dạ dày nên bổ sung, cụ thể đó là:
1. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn bánh mì
Một trong số những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày đó chính là hiện tượng axit dạ dày tăng tiết quá mức. Không chỉ gây khó chịu, trào ngược dạ dày thường xuyên còn làm cho dạ dày bị viêm loét, suy giảm chức năng tiêu hóa và làm cho thức ăn tồn đọng tại dạ dày suốt nhiều giờ liền. Chính vì vậy, bánh mì là vị “cứu tinh” giúp giải quyết lượng axit dạ dày tồn đọng.
Bởi vì, dạ dày là thực phẩm có tính thấm hút khá cao nên nó sẽ giúp làm giảm lượng axit một cách đáng kể và giúp bảo vệ dạ dày, hạn chế các tổn thương. Mặt khác, dạ dày cũng khá lành tính, dễ tiêu hóa và làm giảm tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày nên rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong các bữa ăn chính.
2. Bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng gừng tươi
Gừng tươi có chứa kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm, làm giảm căng tức bụng, chướng hơi và đặc biệt là cải thiện triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Đây là nguyên liệu hết sức quen thuộc trong nhà bếp, chính vì vậy khi dùng thức ăn có chứa vị gừng có thể giúp cho dạ dày điều tiết axit hiệu quả hơn.
Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng gừng tươi để làm giảm triệu chứng khó chịu
Ngoài ra, với khả năng kháng viêm mạnh, gừng còn được dùng để sát khuẩn, làm viêm sưng thì gừng còn được biết đến với tác dụng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng chúng trong thời gian dài vì có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng.
3. Người bị trào ngược dạ dày nên uống sữa ấm
Theo một số nhận định của y học hiện đại, sữa tươi có tác dụng cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên nó có thể làm sản sinh lượng lớn axit trong dạ dày khi sử dụng sữa vào lúc bụng rỗng. Chính vì thế, các chuyên gia đầu ngành khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng sữa sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc ít nhất cũng nên sử dụng đồ ăn lót dạ trước khi uống sữa.
Bởi vì sữa có tác dụng hấp thụ bớt những chất độc tồn đọng, bão hòa lượng axit dư thừa và cũng dễ hấp thụ nên nó vẫn được xem là thực phẩm rất có lợi cho đường tiêu hóa. Cách sử dụng sữa tốt nhất khi bị trào ngược dạ dày đó chính là hâm nóng sữa trước khi uống. Tuyệt đối không nên sử dụng sữa lạnh trong thời gian này vì nó có thể khiến cho dạ dày bị cồn cào do lạnh.
4. Ăn các loại đậu khi bị trào ngược dạ dày
Phần lớn trong các loại đậu và hạt có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin rất cao, đây đều là những thực phẩm phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị dạ dày, thực quản. Mặc dù một số loại đậu như đậu đen, hạt đậu xanh, đậu Hà Lan rất tốt với sức khỏe nhưng cần phải hết sức thận trọng trong khâu chế biến để đảm bảo chất dinh dưỡng phù hợp. Muốn sử dụng tốt các loại thực phẩm này trước tiên các bạn phải luộc qua để loại bỏ bớt cacbohydrat phức hợp – một loại hợp chất có thể gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn.
5. Bổ sung đủ lượng đạm dễ tiêu hóa
Sở dĩ bệnh nhân bị trào ngược nên cung cấp đủ đạm dễ tiêu hóa cho cơ thể là bởi thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa. Tuy vậy, không phải loại đạm nào cũng dễ chuyển hóa và hấp thu. Những người có dạ dày yếu, thường xuyên bị trào ngược dạ dày thì nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa đạm dễ tiêu hóa như đạm từ thịt nạc heo, tim heo, thịt ngan,… Còn đối với thịt gà, hải sản tuy rất giàu đạm nhưng trong nó lại có tính hàn hoặc nhiệt và có chứa nhiều protein lạ nên có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa hơn.
6. Cải thiện hiện tượng trào ngược dạ dày bằng dưa hấu hoặc dưa gang
Nhờ có tính trung hòa cao nên dưa hấu và dưa gang được xếp vào danh sách những thực phẩm nên ăn khi bị trào ngược dạ dày. Không những vậy, 2 loại thực phẩm này còn có tác dụng cung cấp nguồn vitamin thiết yếu cho cơ thể và làm giảm tình trạng ợ nóng, ợ chua.
Dưa hấu và dưa gang cũng là thực phẩm rất tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày
7. Bột yến mạch làm giảm nguy cơ gây trào ngược
Không chỉ có tác dụng rất tốt trong các phương pháp làm đẹp mà bột yến mạch còn có tác dụng hữu hiệu đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và các bệnh lý có liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Các bạn nên sử dụng bột yến mạch vào buổi sáng để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể vừa giúp hấp thu tốt hơn lượng axit dư thừa sau một giấc ngủ dài.
8. Khắc phục triệu chứng trào ngược dạ dày bằng kẹo cao su
Đây là mẹo nhỏ rất đơn giản để làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược. Khi cơ năng chuyển động sẽ giúp cho lượng nước bọt điều tiết tốt hơn, trong nước bọt có mang tính kiềm nên sẽ trung hòa bớt nồng độ axit bên trong dạ dày và giúp cho các triệu chứng khó chịu giảm bớt. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ giúp hạn chế khó chịu tạm thời, về lâu dài nó có ảnh hưởng không tốt đến cơ hàm, vì vậy các bạn cũng nên hết sức thận trọng.
Ngoài việc tìm hiểu xem người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì thì bạn đọc cũng nên cải thiện cả chất lượng sinh hoạt và làm việc sao cho hợp lý. Đừng nên làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể nếu không muốn sức khỏe của toàn cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.