098877 1616

Người bệnh ung thư nên ăn thế nào?

Ung thư là một bệnh mạn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Vì vậy chế độ ăn có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư.

Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư

Bệnh ung thư cũng như các phương pháp điều trị ung thư (xạ trị, hóa trị, phẫu thuật...) đều ảnh hưởng tới việc cung cấp và chuyển hóa dinh dưỡng của người bệnh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư. Có đến 50 - 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 30% người bệnh ung thư chết do suy dinh dưỡng nặng. Do đó, người bệnh ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn.

Có một thực trạng hiện nay là các bệnh nhân ung thư thường lựa chọn chế độ ăn kiêng khem một cách cực đoan, vì lo sợ rằng nếu nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ “vỗ béo” tế bào ung thư và khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn. Thậm chí, không ít bệnh nhân ung thư còn nghĩ rằng, với cách tiết thực như vậy có thể “ép chết” tế bào ung thư và mình có thể khỏi bệnh.

Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng này được đăng trên các trang mạng xã hội. Đáng tiếc là không ít những kênh online bán thực phẩm ăn kiêng, đồ thực dưỡng bám vào tâm lý này của người bệnh ung thư mà đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu khoa học.

bệnh ung thư

Người bệnh ung thư nên tham khảo bác sĩ về chế độ dinh dưỡng.

Nhịn ăn hoặc không ăn chất đạm để giết khối u là một quan điểm phản khoa học và rất nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người đã nghe theo và áp dụng. Việc nhịn đói hay không nhịn đói tế bào ung thư vẫn phát triển. Thậm chí, khi nhịn đói, ăn thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng giảm sút, tế bào ung thư còn phát triển nhanh hơn.

Trên thực tế, tế bào ung thư có phát triển được hay không phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Những người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt... sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngược lại, những bệnh nhân đã suy kiệt cả tinh thần, thể lực và sức đề kháng thì ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó, nếu “đói”, bệnh nhân sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết do bệnh ung thư.

Nếu một người bình thường một ngày cần 25 - 30kcal/kg cân nặng thì bệnh nhân ung thư cần từ 35 - 50kcalo/kg, tương tự protein ở người bình thường là 0,8g/kg thì bệnh nhân ung thư là 1,5 - 2g/kg. Do đó, khi điều trị ung thư, bệnh nhân tuyệt đối không thể nhịn ăn hoặc kiêng khem mà ngược lại, muốn khỏi bệnh bệnh nhân phải duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt.

Hơn nữa, có đến 50% bệnh nhân khi phát hiện ra ung thư đã có biểu hiện sụt cân, suy dinh dưỡng. Việc điều trị cũng cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu nhịn ăn thì chắc chắn bệnh nhân ung thư sẽ chết do suy kiệt.

Có nhiều loại ung thư khác nhau, vì vậy để có thể xây dựng được chế độ ăn cơ bản cho người bệnh ung thư nói chung, nên tuâ n theo một số nguyên tắc sau đây: Cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác; ăn với khẩu phần nhỏ nhưng chia thành nhiều bữa/ngày; tăng mức độ năng lượng và dinh dưỡng theo tình trạng người bệnh; thay đổi thường xuyên các món ăn và động viên, khuyến khích, tạo không khí lạc quan cho người bệnh trong bữa ăn.

Về chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư thì nên ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng từ tinh bột, protein, chất xơ và vitamin. Nguồn bổ sung protein người bệnh hạn chế nguồn từ thịt đỏ tuy nhiên không nên khắt khe quá, chỉ cần giảm so với thông thường, nên bổ sung nhiều từ cá, trứng, sữa, thịt gia cầm. Người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế ở mức tối đa đồ ăn chế biến dưới dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thức ăn cay nóng. Chất kích thích như rượu, bia, café hay thuốc lá nên tránh tuyệt đối.

Thực phẩm người bệnh ung thư nên ăn

Nhóm cung cấp chất bột đường (carbonhydrat): Gạo, mì, khoai củ…

Nhóm cung cấp chất đạm (protein): Các loại thịt trắng như: Thịt gia cầm, thịt lợn nạc, cá, hải sản… các sản phẩm từ sữa tách béo, trứng gà, các loại đậu đỗ, lạc, vừng…

Nhóm cung cấp chất béo: Các loại dầu thực vật, mỡ cá béo…

Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ: Các loại rau xanh và quả chín: chuối, xoài, đu đủ, cam, quýt, thanh long… các loại rau xanh đậm như rau ngót, rau mồng tơi, cải bó xôi, súp lơ xanh, các loại cải…

Những thực phẩm nên kiêng hoặc hạn chế

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu nên hạn chế.

Các loại thức ăn nhanh, đồ chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ không nên ăn.

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cần kiêng tuyệt đối.

Các loại thực phẩm lên men như dưa chua, hành muối, kể cả hoa quả chua.

Các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu.

Các loại đồ ăn cứng, món ăn nhiều dầu mỡ như chiên xào, đồ nướng.

Sữa chưa tách béo (sữa nguyên kem).

Không nên ăn các món chưa được chế biến chín…

bệnh ung thư

Bệnh nhân ung thư có thể bị suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng.

Cách chế biến các món ăn cho người bệnh ung thư

Rau, củ, quả non: Chế biến (xay, nghiền) thành dạng lỏng, súp để người bệnh dễ dàng sử dụng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Các thực phẩm giàu protein: Cá, thịt, trứng, sữa… hàm lượng protein có trong những loại thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung đầy đủ chất, cải thiện thể trạng, phục hồi sức khỏe sau các đợt điều trị, mang đến cho bệnh nhân một sức khỏe tốt nhất để tiếp tục chống chọi với bệnh tật, cũng nên nấu nhừ hoặc xay để dễ nuốt, dễ hấp thu hơn.

Trên thực tế, tế bào ung thư có phát triển được hay không phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Những người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt... sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Nếu “đói”, bệnh nhân sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết do bệnh ung thư.
 

Nước ép hoa quả: Có chứa các loại vitamin, chất khoáng… cần thiết dễ uống rất phù hợp cho các bệnh nhân bị tổn thương vùng họng, không thể ăn các loại thực phẩm cứng.

Bột ngũ cốc, sữa: Dễ sử dụng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa, phù hợp với người bệnh ung thư vòm họng.

Một số vấn đề cần lưu ý trong ăn uống

Nếu gặp phải tình trạng buồn nôn sau hóa xạ trị thì cần chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa chứ không phải chỉ ăn 3 bữa một ngày.

Nếu tình trạng dạ dày không tốt, thử chế độ ăn lỏng như cháo loãng, sữa hoặc nước hoa quả hoặc thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh mì, bánh qui…

Nếu bị tiêu chảy sau hóa xạ trị, bổ sung các thực phẩm giàu natri và kali như chuối, cam, đào, nước ép mơ, khoai tây luộc, tránh các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…

Uống nhiều nước, uống từ từ từng ngụm nhỏ giúp hạn chế tình trạng khô miệng sau hóa xạ trị.

Kết hợp ăn uống đầy đủ với đi lại vận động nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa và trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

Như vậy, chế độ ăn của bệnh nhân ung thư cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ về dinh dưỡng. Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công của điều trị. Tùy từng người, từng bệnh ung thư lại có những yếu tố khác nhau, sở thích và thói quen ăn uống khác nhau, do đó người bệnh ung thư nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một thực đơn ăn phù hợp cho riêng mình.

Theo sức khỏe đời sống

BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ CỦA HỌC VIỆN QUÂN Y

Nano Fucomin là viên uống hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị với hiệu quả vượt trội từ các thành phần nguyên liệu quý. Do trung  tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng Học Viện Quân Y sản xuất trong nước nên có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm tương tự của Nhật hay Mỹ nhưng lại có công dụng và chất lượng tương tự. Nhờ đó giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí và cũng mở ra cơ hội được chữa trị cho những bệnh nhân nghèo mắc ung thư.

Nano Fucomin: Bước đột phá mới của Học Viện Quân Y dành cho người bệnh u bướu - 2

Thành phần Nano Fucomin của Học Viện Quân Y có chứa: Fucodan, Nano curcumin, tam thất, xạ đen, cao phylamin….. với tác dụng chống gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị.

Sản phẩm được khuyên dùng với những người đang bị u bướu trong quá trình hóa, xạ trị, người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại.

Sản xuất tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng  Sản Xuất Thực Phẩm Chức Năng Học Viện Quân Y

LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT HÀNG: 024.39988.555 - 0988.77.1616

 

dat-mua-ngay

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Bài viết liên quan

Đặt hàng trực tuyến

Đặt hàng trực tuyến

Mua hàng trực tuyến luôn rẻ hơn mua tại cửa hàng

Xác nhận đơn hàng

Xác nhận đơn hàng

Nhân viên gọi điện xác Nhận đơn hàng để giao hàng

Freeship

Freeship

Giao hàng nhanh trong toàn quốc miễn phí

Thanh Toán

Thanh Toán

Nhận được hàng mới thanh toán tiền