Bị viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày
Có rất nhiều người bị viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày nhưng lại cứ nghĩ do ảnh hưởng của thời tiết hoặc cơ thể đang yếu nên mới nhiễm bệnh. Chính sự hiểu lầm này đã dẫn đến việc điều trị viêm họng không hiệu quả thậm chí đến khi có biến chứng mới đi kiểm tra và biết được thủ phạm thực sự là gì. Cùng đọc bài viết để biết cơ chế gây viêm họng mạn tính của bệnh trào ngược dạ dày như thế nào nhé!
1/ Bị viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày
Bệnh lý trào ngược dạ dày thường dẫn đến nhiều biến chứng liên quan đến hệ hô hấp, bệnh nhân thường bị thêm chứng viêm xoang mũi, viêm họng, viêm amidan khó trị dứt điểm. Cổ họng chúng ta nằm ngay vị trí ngã ba ống thở và ống dẫn thức ăn, có nghĩa là hệ tiêu hóa và hệ hô hấp có ảnh hưởng và có mối liên quan nhất định.
Khi có hiện tượng trào ngược từ dạ dày lên trên, bộ phận bị tổn thương đầu tiên chính là thực quản. Niêm mạc thực quản bị chính axit trào ngược gây bỏng và viêm, cơ thắt miệng thực quản khép không đủ kín hoặc tự mở không kiểm soát khiến dịch tiêu hóa bị đẩy ngược. Dịch này có thể bị tràn tới cổ họng làm sưng và nhiễm trùng lớp niêm mạc dẫn đến bệnh viêm họng, tràn lên các hốc mũi xoang gây bệnh viêm xoang hoặc chúng có thể làm hại phổi do bị tràn vào thanh khí quản.
2/ Triệu chứng nhận biết bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày.
Viêm họng do các tác nhân thông thường với viêm họng vì bệnh trào ngược dạ dày thực quản có rất nhiều điểm tương đồng, nếu không tinh ý khó có thể nhận biết chính xác.
Điểm chung: bị đau rát ở cổ họng, tiếng nói bị khản đặc, bị sưng ở hầu và sưng amidan, trong người đau yếu khó chịu, bị sốt, không thiết ăn uống.
>>Viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày có gì khác biệt:
Ngoài những triệu chứng đã kể ở trên, bệnh nhân xuất hiện nhiều biểu hiện của bệnh lý trào ngược:
– Đau rát ở ức lên ngực: dịch trào ngược gây tổn thương cho nhưng nơi chúng đi qua, chính vì vậy không chỉ có cổ họng bị đau rát mà khu vực ngực cũng bị ảnh hưởng.
– Khó nuốt, hay bị nghẹn: do niêm mạc thực quản và họng bị sưng. Cũng có thể phần niêm mạc đã lành nhưng những vết tổn thương cũ bị đóng sẹo ảnh hưởng đến sự lưu thông của thức ăn.
– Thường xuyên ợ chua với ợ nóng: đây chính là những biểu hiện rất điển hình của chứng trào ngược dạ dày.Khi hiện tượng ợ xảy ra, người bị viêm họng hay viêm xoang mũi càng cảm thấy đau đớn.
– Tăng lượng nước bọt tiết ra: là phản ứng bình thường khi nồng độ axit trong khoang miệng cao bất thường, nước bọt tiết nhiều hơn chủ yếu để dung hòa axit dư thừa này.
3/ Khắc phục tình trạng viêm họng mãn tính khi bị trào ngược dạ dày
Điều trị viêm họng mãn tính trong trường hợp này nhất thiết phải chữa trào ngược dạ dày dứt điểm, đồng thời kết hợp giảm các triệu chứng viêm họng khó chịu. Trào ngược có thể trị khỏi hay không phụ thuộc rất lớn vào sự kiên trì của người bệnh, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà thời gian trị liệu có thể vài tháng đến vài năm. Trong thời gian chữa bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt rất nghiêm ngặt:
– Thường xuyên dùng muối pha nước ấm để xúc sạch khoang miệng lẫn cổ họng. Công việc hằng ngày này sẽ làm giảm sự tấn công của vi khuẩn và chống viêm cho cuống họng.
– Tránh ăn nhiều dầu mỡ, socola, từ bỏ uống chất kích thích, bỏ hút thuốc hay những thức ăn quá cay nóng vì chúng là tác nhân làm giảm độ co thắt của cơ thắt tâm vị.
– Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?. Đó là những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có độ xốp, mềm, dung hòa axit tốt. Nên chọn bổ sung chất đạm từ thịt nạc heo, tim heo, vitamin từ rau quả, uống sữa ấm,…
– Khi ngủ nên dùng gối kê cao hơn và mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp hạn chế được tình trạng trạng của ngược dịch vị dạ dày.
– Hoàn tất việc ăn uống ít nhất 3-4 tiếng trước khi đi ngủ, trong thời gian này không nên ăn gì thêm. Mỗi bữa ăn lượng vừa đủ, không để bụng quá no, bị đói quá cũng không tốt.