Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tốt nhất
Những bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tốt nhất được nghiên cứu chuyên sâu sau đó mới đưa vào sử dụng. Được biết, ưu điểm của thuốc Đông y là khá lành tính, không chỉ giúp chữa đau dạ dày mà còn thêm những công dụng thải độc, chống viêm hiệu quả. Dù vậy, trong quá trình dùng thuốc Đông y chữa đau dạ dày muốn đạt hiệu quả tốt cần phải áp dụng đúng bài thuốc và dùng liều một cách hợp lý phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất.
Đông y xác định nguyên nhân gây đau dạ dày
Trong y học cổ truyền thì bệnh đau dạ dày được gọi la vị quản thống. Thầy thuốc ám chỉ căn bệnh này xuất hiện ở vùng thượng vị, bao quanh dạ dày. Nguyên nhân gây bệnh là do một số tác nhân gồm:
- Do tà phạm vị. Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào vị hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh, hàn tích ở trong làm cho Vị đau, do tỳ vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau và do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau dạ dày.
- Do can khí phạm vị. Nguyên nhân này là do lo nghĩ uất ức làm tổn thương can ( căng thẳng, stress) dẫn tới can khí không sơ tiết được, phạm đến Vị, làm cho Can vị không điều hòa, khí cơ bị uất trệ gây ra đau. Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa, hỏa uất làm tổn thương phần âm, dịch vị bị khô gây ra đau, cơn đau ngày càng tăng lên nếu yếu tố này không được cải thiện.
- Do tỳ vị hư hàn. Do lao động qúa sức, no đói thất thường khiến tỳ vị bị thương tổn, và làm tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau dạ dày.
Tìm hiểu nguyên nhân để xác định việc vừa điều trị tích cực bằng bài thuốc Đông y và phòng ngừa tiếp xúc tác nhân gây bệnh tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
4 Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tốt nhất
Mục đích của việc dùng vị thuốc đông y chữa đau dạ dày là giúp đẩy lui các triệu chứng, giúp cầm máu, giảm viêm, hoạt huyết, nhuận tràng, bền thành mạnh, chống rối loạn tiêu hóa. Căn cứ vào từng bệnh lý gây đau dạ dày khác nhau ( như viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm trợt dạ dày… ) để căn cứ áp dụng các thuốc trị đau dạ dày cho hiệu quả tốt nhất.
Một số bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày hay dùng:
➢ BÀI THUỐC SỐ 1:
- Thành phần gồm: chi tử, đan bì, thược dược mỗi loại 20g, bối mẫu 12g. trạch tả 16g, trần bì 10g, thạch bì 8g.
- Cách sử dụng thuốc: Dùng sắc uống, đầu tiên dung giấm để ẩm cho thược dược rồi sao khô. Sau đó bỏ vào ấm cũng với nguyên liệu còn lại, đỏ thêm 1700ml nước đem đi sắc. Sắc thuốc liên tục, khi thấy nước gần cận hết, còn khoảng 250ml thuốc đặc là được. Chia thuốc làm 5 phần bằng nhau, ban ngàydùng 4 phần, phần còn lại uống buổi tối.
➢ BÀI THUỐC SỐ 2:
- Thành phần bao gồm: Cam thảo, trần bì, diên hồ sách mỗi vị 12g, sa nhân 8g, hương phụ, ô dược mỗi thứ 20g.
Vị thuốc diên hồ sách trị đau dạ dày
- Cách sử dụng thuốc: Trước tiên vị thuốc diên hồ sách đem đập nát hoàn toàn rồi mới đem sắc cùng với các vị thuốc còn lại. Đổ 1500ml nước sạch vào để sắc thuốc. Đun thuốc liên tục để lấy 150ml cốt thuốc. Bài thuốc này chia ra uống 3 phần ban ngày, 1 phần uống ban đêm. Cứ liên tục ngày 4 lần uống sẽ thấy các triệu chứng đau dạ dày giảm hẳn.
➢ BÀI THUỐC SỐ 3:
- Thành phần bài thuốc bao gồm : bồ hoàng 50g, ngũ linh chi 48g.
Bồ hoàng chữa bệnh đau dạ dày
- Cách dùng thuốc: Bài thuốc nghiền bột mịn uống, trước tiên cho 2 loại thuốc trên đề đem tán hoàn toàn thành bột mịn. Hằng ngày dùng bột này pha với nước để uống, ngày chia ra pha uống 4 lần, mỗi lần dùng 15g bột.
➢ BÀI THUỐC SỐ 4:
- Thành phần; Trần bì, phật thủ, hoắc hương: 15g, binh lang, cam thảo 10g, hương phụ 25g, tam tiên, lai phục tử: 45g.
Hương phụ trị đau dạ dày hiệu quả
- Cách dùng: Khi dùng dùng sắc lấy nước uống, cứ 1 thang chia làm 3 lần uống và uống đều đặn trong ngày. Kiên trì hết liệu trình của thầy thuốc là được.
Với 4 bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày mang tính chất tham khảo ở trên mọi người có thể tìm hiểu. Nhưng khi dùng trị bệnh chúng tôi khuyên nên tới gặp thầy thuốc giỏi để dùng thuốc một cách hợp lý đúng với bệnh tình mà mình đang gặp phải. Hãy nhớ các bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả chia sẻ ở trên đòi hỏi người bệnh phải nhẫn nại áp dụng đều đặn. Khi thấy có những triệu chứng bất thương như đau tức bụng, buôn nôn, nôn mửa, choáng váng, run tay chân,… thì nên dừng uống thuốc vì có thể bạn bị tác dụng phụ của thuốc.