6 nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản mà bạn nên cảnh giác
Biết được những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh căn bệnh này. Cũng như câu ông bà ta thường nói: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Trào ngược dạ dày thực quản (còn gọi là viêm thực quản trào ngược) không phải là một bệnh nan y, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Những triệu chứng của bệnh khá dễ dàng để nhận biết như: thường xuyên ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, nóng rát họng, buồn nôn…Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng chất dịch trong dạ dày, bao gồm dịch vị và thức ăn trào ngược lên từng lúc hoặc thường xuyên lên thực quản. Để có thể sớm ngăn ngừa bệnh, bác sĩ của chuyên mục sẽ gửi đến bạn những nguyên nhân chính gây ra bệnh ngay sau đây, chắc chắn điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là điều mà ai cũng cần phải nắm rõ.
Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản [bạn nên biết]
Bất cứ một căn bệnh nào, từ nhẹ đến nặng, từ dễ điều trị đến nan y thì đều phải có nguyên nhân gây bệnh. Đối với một bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản thì những nguyên nhân chính có thể kể đến như: chế độ ăn uống và sinh hoạt, do bẩm sinh, viêm loét dạ dày v.v…
1/ Thiếu khoa học trong chế độ ăn uống và ăn không đúng cách
Đối với trào ngược dạ dày thực quản thì dạ dày chính là cơ quan phải chịu nhiều tổn thương. Do đó, thực đơn hằng ngày và cách ăn uống thiếu khoa học của chúng ta cũng được xem là một nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là do những thói quen xấu như:
- Sở thích ăn các món nhiều dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, các món ăn có gia vị cay, chua, mặn v.v…là những thói quen rất có hại cho dạ dày. Bạn hãy hạn chế ăn các món đó nếu không muốn dạ dày phải tiết ra nhiều acid gây trào ngược dạ dày thực quản về sau.
- Trái cây lá nhóm thực phẩm luôn được các bác sĩ khuyên dùng, tuy nhiên riêng đối với những bệnh về dạ dày thì những trái cây có vị chua không được khuyến cáo ăn hằng ngày. Bạn có thể ăn sau khi đã ăn no, tuyệt đối không ăn những loại quả có nhiều Vitamin C và các loại trái cây có múi (cam, chanh, bưởi…)khi bụng đói vì sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mỏng, lâu dần gây nên các vấn đề về dạ dày.
- Nhiều người có thói quen/sở thích ăn khuya (sau 9h tối), việc làm này sẽ gia tăng áp lực lên cơ thắt thực quản, khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Do đó, ăn đêm sẽ dần dần “giết chết” chiếc dạ dày quý giá của bạn.
- Một số thức uống như trà đậm, cafe, rượu, bia, soda…sẽ rất có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Lý do là vì các loại thức uống này thường làm yếu cơ bắp dạ dày và cơ vòng thực quản dưới.
2/ Tình trạng căng thẳng kéo dài gây trào ngược dạ dày thực quản
Những áp lực trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu bạn phải chịu đựng cảm giác căng thẳng, buồn bực từ ngày này sang ngày khác thì đó là một tình trạng không thể xem thường. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng những bất ổn về mặt tâm lý sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa. Bằng chứng là nhiều người đã thừa nhận mình dạ dày mình bị đau quặn mỗi khi cảm giác lo lắng tăng cao.
Stress kéo dài sẽ khiến cho dạ dày bị rối loạn tiết acid gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản.
Nguyên nhân là vì căng thẳng thần kinh sẽ thúc đẩy dạ dày tiết ra Cortisol. Theo kết quả nghiên cứu, chất này lại vô tình khiến cho acid dạ dày tăng cao, đồng thời tăng cường lực co bóp của dạ dày và sản sinh chất Pepsin từ đó đẩy dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, stress kéo dài cũng là nguyên nhân làm cho nhu động thực quản bị rối loạn. Điều này sẽ khiến cho cơ thắt thực quản dưới trở nên nhạy cảm, kéo theo sự giãn mở cơ diễn ra thường xuyên hơn và tạo điều kiện cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản hình thành.
3/ Ảnh hưởng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Có một điều mà chúng ta nên biết, đó là bất cứ một tổn thương nào tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa cũng đều sẽ khiến cho chức năng của dạ dày bị suy giảm. Đặc biệt, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ tạo nên những vết loét trên niêm mạc dạ dày. Hậu quả của bệnh là những cơn đau rát khó chịu, tệ hơn là khi thức ăn đi vào trong dạ dày không được tiêu hóa mà ứ đọng lại, lên men ngay trong thành dạ dày. Lượng thức ăn lên men đó sẽ sinh ra khí và tạo áp lực lên cơ thắt thực quản, khiến cho lớp cơ đó không thể đóng chặt như bình thường được. Một thời gian ngắn sau đó, thức ăn lẫn dịch tiêu hóa sẽ bị đẩy ngược lên vùng thực quản. Tình trạng này thường sẽ kéo dài liên tục.
4/ Thừa cân hoặc bị tăng cân đột ngột
Béo phì (thừa cân) được các chuyên gia cho là có liên quan trực tiếp đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên do là vì lớp mỡ tích tụ quanh vùng bụng và cân nặng đã tạo áp lực lên dạ dày, một cách thường xuyên. Ngày qua ngày, cả dạ dày và cơ thắt thực quản đều phải chịu những áp lực nhất định, khiến cho trương lực yếu đi dẫn đến không còn kiểm soát được lượng acid do niêm mạc dạ dày tiết ra. Không những là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản, không kiểm soát được cân nặng còn tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Thừa cân, béo phì, tăng cân đột ngột sẽ khiến cho dạ dày chịu nhiều áp lực. lâu dần gây trào ngược dạ dày thực quản.
5/ Trào ngược dạ dày thực quản do những yếu tố bẩm sinh
Một số người không may bị dị tật về đường tiêu hóa ngay từ trong bụng mẹ, hoặc do cơ thắt thực quản vốn yếu hơn người khác, bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoàng từ bé. Những trường hợp này sẽ cần có thời gian điều trị lâu hơn và phức tạp hơn. Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản được cho là một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Nguyên do là vì dạ dày của trẻ lúc này chưa được ổn định vị trí, và do trẻ phải nằm cả ngày nên rất dễ bị nôn trớ. Thông thường, tình trạng này sẽ bớt dần và mất hẳn khi trẻ biết đi.
6/ Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng cách
Thực tế, có một số loại thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen v.v…và một vài thuốc huyết áp nếu lạm dụng sẽ thúc đẩy sự sản sinh ra lượng acid dạ dày đáng kể. Bên cạnh đó, nếu chúng ta tùy tiện dùng những loại thuốc này thì sẽ còn làm giảm dung dịch van phân cách giữa đường ống thực quản và đoạn đầu dạ dày, lâu dần gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
→ Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi hết hành trình tìm hiểu về những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Hy vọng là sau khi theo dõi bài viết, bạn sẽ không còn hoang mang trong việc phòng ngừa căn bệnh về đường tiêu hóa này nữa. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe.