6 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày
Là một trong những căn bệnh tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay, viêm loét dạ dày đã và đang gây ra những cơn đau đớn, phiền toái cho cuộc sống của nhiều người. Dù vậy, nhịp sống bận rộn khiến nhiều người còn chủ quan trong điều trị, hoặc chữa “không tới nơi tới chốn” gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Cùng nghe thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh BV Y học cổ truyền TƯ chia sẻ cụ thể về những biến chứng này.
Những biến chứng không thể xem thường của bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường nếu không được xử lý kịp thời.
Biến chứng 1: Ung thư dạ dày
Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm loét dạ dày, có nguy cơ tử vong cao. Ở những giai đoạn đầu, các triệu chứng chưa rõ rệt, dễ nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý khác như: đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, đi ngoài phân sống… nên mọi người thường bỏ qua. Bởi vậy, khi những cơn đau dai dẳng kéo đến, thuốc không mang lại được tác dụng gì người mắc bệnh mới tá hỏa tìm đến bệnh viện chữa trị thì đã ở những giai đoạn cuối cùng.
Để phòng ngừa và tránh hậu quả đáng tiếc, hãy cẩn thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ nếu bạn có tiền sử mắc bệnh dạ dày. Đặc biệt, hãy đi kiểm tra ngay nếu thấy có các dấu hiệu như: sụt cân, đau bụng, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn sau ăn, đi phân đen hoặc nôn ra máu.
Mỗi năm tại Việt Nam có trên 17.500 ca mắc mới, trong đó có hơn 15.000 ca tử vong (chiếm 86%) so ung thư dạ dày.
Biến chứng 2: Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là biến chứng nặng nề và nghiêm trọng của bệnh viêm loét, xếp thứ 2 – 4 trong các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa sau viêm ruột thừa cấp, tắc ruột, viêm tụy cấp.
Thủng dạ dày gây ra cơn đau như dao đâm, khiến người bệnh mệt mỏi, không còn sức, chân tay lạnh toát, mặt tái và thường tụt huyết áp nhanh. Những người có tiền sử viêm loét dạ dày gặp biểu hiện trên thì trên 90% khả năng đã bị thủng dạ dày, cần đưa đến bệnh viện gần nhật để cấp cứu và phẫu thuật. Trường hợp để càng lâu sẽ càng nguy hiểm nhiều cho tính mạng.
Thủng dạ dày có thể đem đến nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng 3: Xuất huyết dạ dày
40% nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày bắt nguồn từ triệu chứng đau vùng thượng vị hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều kháng sinh, có khối u hoặc Hội chứng Mallory Weiss (ói nhiều do bất cứ nguyên nhân gì) cũng là những nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dạ dày.
Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh thường có các biểu hiện: ói ra máu, đi ngoài phân đen, đau dữ dội vùng thượng vị, da xanh tái, đổ mồ hôi hột, chóng mặt, tụt huyết áp… Khi có những triệu chứng này, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, cầm máu kịp thời.
Xuất huyết dạ dày thường đi kèm các triệu chứng như: nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Biến chứng 4: Viêm dạ dày mãn tính
Nguyên nhân gây bệnh do niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, không được điều trị trong thời gian dài. Vùng viêm có thể lưu trú tại một điểm hoặc lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như teo niêm mạc dạ dày. Với bệnh này, bác sĩ có thể kê toa thuốc để làm giảm acid dạ dày, bên cạnh đó, bạn nên ăn tăng cường các loại rau củ, trái cây, sữa chua… Đặc biệt, hãy điều chỉnh lại ngay chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp, tránh căng thẳng và tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại đồ ăn cay nóng.
Biến chứng 5: Hẹp môn vị
Hẹp môn vị là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không đưa được xuống ruột được hoặc hạn chế trong đưa xuống. Đây là biến chứng thường xảy ra ở người bị viêm loét dạ dày. Hẹp môn vị thường kéo theo nhiều biểu hiện khó chịu như: Đau bụng dữ dội và kéo dài liên tục, buồn nôn hoặc nôn ra thực phẩm có mùi khó chịu, người mệt mỏi, mất sức, toát mồ hôi, tiêu chảy… Khi gặp những triệu chứng trên, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Hình ảnh hẹp môn vị dạ dày.
Biến chứng 6: Trào ngược dạ dày
Là bệnh lý do viêm loét dạ dày , phù nề, viêm hang vị dạ dày, tổn thương hệ thần kinh ở thực quản do di truyền hoặc nhiễm trùng, thoát vị dạ dày,… gây ra. Khi bị trào ngược dạ dày, khả năng tiêu hóa của người bệnh bị giảm sút dẫn tới việc thức ăn bị trào ngược lên trên.
Bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc, tuy nhiên các triệu chứng nhẹ có thể tự khỏi mà không cần khám bác sĩ. Ngoài ra, chia nhỏ các bữa ăn, không nằm ngay sau ăn cũng là những mẹo nhỏ giúp giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng hơn và xuất hiện các triệu chứng khác như: khó nuốt, nuốt nghẹn, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chấm dứt tình trạng bệnh.
Đừng chủ quan với những biến chứng này – Hãy điều trị ngay để khỏi bệnh sớm
Bác sĩ Tuyết Lan hé lộ cách điều trị viêm loét dạ dày để tránh nguy cơ biến chứng
Theo bác sĩ Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh BV Y học cổ truyền TƯ, những biến chứng từ viêm loét dạ dày là vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của mỗi người. Bởi vậy, ngay khi phát hiện bệnh, hãy ngay lập điều trị triệt để bệnh trước khi quá muộn.
Bác sĩ cũng hé lộ:
“Gần đây, trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc Học Viện Quân Y đã tiến hành nghiên cứu ưu điểm từ các bài thuốc cổ kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại, cho ra đời Viên Dạ Dày Plus. Với cơ chế loại bỏ tác nhân xấu, phục hồi tổn thương và phòng tránh tái phát, Viên Dạ Dày Plus tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, đem lại hiệu quả bền lâu.
Trước khi đưa vào bào chế, các vị thuốc đều được chọn lọc rồi chiết tách lấy tinh chất bằng cách sắc liên tục trong 8 tiếng và cô đặc liên tục trong 24h – 30h. Sau đó sẽ hoàn thành viên hoặc để dạng cao mềm, khi đó hiệu quả điều trị sẽ cao hơn so với việc chỉ sử dụng các vị thuốc thô nghiền, tán thành thuốc như nhiều đơn vị khác.”.