11 triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hay gặp phải
Các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn… có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Do vậy, xác định đúng triệu chứng và áp dụng cách điều trị sớm nhất là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là một rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới. Nhiều người, bao gồm cả phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do cơ vòng thực quản dưới bị yếu đi và đóng mở không hợp lý khiến cho thực ăn và các chất trong dạ dày bị chảy ngược lại thực quản.
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
Chế độ ăn uống và lối sống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Một số thực phẩm và đồ uống, bao gồm sô cô là, bạc hà, thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên, cà phê hoặc các đồ uống chứa cồn có thể gây trào ngược và ợ nóng. Các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá là giãn cơ vòng thực quản dưới. Béo phì, mang thai và stress cũng đóng vai trò làm phát triển các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
11 triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay gặp
Để biết mình có mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không, hãy dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:
1. Ợ nóng
Đây là triệu chứng trào ngược dạ dày thường xuyên gặp phải và dễ thấy nhất khi bạn bị mắc phải chứng bệnh này. Nguyên nhân là do thức ăn lâu không được tiêu hóa bị lên men sẽ tạo ra một lượng khí. Thông thường khí này sẽ được thải ra qua lỗ hậu môn nhưng lại bị đẩy ra qua lỗ thoát do cơ thực quản không thể đậy kín.
Chứng ợ nóng là cảm giác không thoải mái đằng sau xương ngực, người bệnh có một cảm giác như bỏng rát. Nó có xu hướng tồi tệ hơn nếu người đó nằm xuống hoặc sau khi ăn uống, nhất là các đồ uống có ga.
2. Khó khăn khi nuốt thức ăn
Khó khăn khi nuốt thức ăn cũng là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày. Dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương cho cơ quan này, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị sưng phù.
Do vậy khi bạn nuốt thức ăn sẽ gây đau và thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày hơn. Tình trạng kéo dài có thể gây viêm thực quản.
3. Đau rát do bị ợ chua, ợ nóng
Cảm giác bị đầy hơi gần giống với chứng ợ hơi nhưng triệu chứng ợ chua ợ nóng thì nặng hơn. Lượng hơi trào lên có mang theo cả dịch tiêu hóa, chính dịch này sẽ gây ra hiện tượng đau rát ở ức ngực, ở cổ họng.
Những người bệnh trào ngược dạ dày đều phải trải qua cảm giác khó chịu do ợ chua nhưng không phải ai cũng có biểu hiện bị ợ nóng.
4. Lợm cổ họng và buồn nôn
Buồn nôn và nôn cũng là biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày hay gặp phải. Chất nôn là thức ăn bị trào ra ngoài gây cảm giác khó chịu. Cũng có khi bị buồn nôn là do các lý do khác như ngồi tàu xe, uống thuốc chữa bệnh ung thư,….
Ở trẻ nhỏ, hiện tượng trào ngược dạ dày cũng rất dễ dàng mắc phải. Các bà mẹ khi cho con ăn nếu thấy bé bị nôn nên quan sát kĩ xem bé có bị triệu chứng gì khác nữa không để có thể đưa đi khám kịp thời.
5. Miệng tiết nhiều nước bọt, đắng miệng
Miệng tiết nhiều nước bọt cũng là một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày. Khi axit bị trào ngược lên lập tức tuyến nước bọt được kích thích hoạt động mạnh hơn. Tương tự như khi chúng ta ăn các món chua như xoài, cóc, dưa chua vậy. Nước bọt tiết ra với mục đích dung hòa lượng axit cao đó.
Người bị trào ngược dạ dày thường tiết ra rất nhiều nước bọt do bất thường trong hệ tiêu hóa
Bình thường dịch trào lên miệng không có vị đắng nhưng nếu bộ phận van môn vị bị mở thì sẽ có kèm theo cả dịch mật, dịch này có vị đắng ngắt.
6. Triệu chứng đau họng, khàn tiếng và bị ho
Lớp thành của dây thanh quản bị gây viêm sưng bởi dịch axit trào ngược do hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Lúc đầu bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa rất cổ họng, đau họng sau đó xuất hiện ho và khàn tiếng. Ho có thể là ho mãn tính và thở khò khè, cũng có thể do chứng ợ nóng, có thể là vì acid dạ dày đang xâm nhập vào phổi của bạn. Triệu chứng trào ngược dạ dày này thường dễ nhầm sang triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính.
7. Ngực đau nhói, tức ngực
Đau ngực, xảy ra bởi vì acid dạ dày đang tràn vào thực quản, là một triệu chứng trào ngược dạ dày cổ điển. Nhưng cơn đau có thể kéo dài hơn và mạnh hơn dự kiến. Nhiều người nhầm lẫn chứng ợ nóng là cơn đau tim.
Đau nhói và tức ngực là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Không chỉ đau ngực mà bệnh nhân còn có thêm cảm giác bỏng rát trong lồng ngực, nếu xuất hiện ở trẻ em sẽ khiến các bé quấy khóc liên tục. Cảm giác đau nhất sau khi ăn xong từ nửa đến một tiếng và bị nặng hơn nếu có động tác cúi sấp người hoặc nằm xuống. Có thể thấy vị chua trong miệng, ngoài ra không có triệu chứng đặc biệt khác đi kèm.
8. Viêm họng
Viêm họng cũng là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày, bệnh thường kéo dài lâu ngày, khoảng 3 tháng, trong khi đó viêm họng do virus, vi khuẩn thường là cấp tính và kéo dài khoảng 7 ngày. Viêm họng của hội chứng trào ngược dạ dày ít gây sốt cao như khi bị nhiễm vi khuẩn, virus. Bệnh không giảm hoặc giảm ít khi sử dụng kháng sinh mà lại giảm khi dùng thuốc điều trị dạ dày.
9. Hen suyễn
Ho và thở khò khè từ chứng ợ nóng có thể trở nên tồi tệ đến mức chúng trở thành yếu tố kích thích hen suyễn. Triệu chứng hen suyễn thường thấy với những dấu hiệu như thở nhanh đặc biệt là khi gắng sức và vào buổi tối. Biểu hiện thở khò khè nghe có tiếng rít khi thở ra. Ho có thể kéo dài, thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm.
Trào ngược dạ dày có thể tạo điều kiện cho bệnh hen suyễn xuất hiện
10. Hôi miệng
Trào ngược dịch vị làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ theo dịch vị trào ngược lên họng gây ra mùi hôi khó chịu từ sâu bên trong hầu họng. Mùi hôi thoát ra ngoài thông qua đường miệng khi giao tiếp.
Do đó, hôi miệng cũng là một dấu hiệu trào ngược dạ dày. Điều này chỉ điều trị khỏi tận gốc trào ngược dạ dày thì bệnh hôi miệng mới được loại bỏ triệt để.
11. Đi ngoài ra phân đen, nôn ra máu
Một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày nặng, nguy hiểm được kể đến đó là đi ngoài ra phân đen và nôn ra máu. Nếu bạn đi ngoài hoặc nôn ói đều kèm theo máu đỏ tươi, đi ngoài phân đen như bã cà phê thì bệnh tình của bạn đã trở nên khá nghiêm trọng, vì các tế bào lót ở thực quản bị tổn thương nặng, hình thành ổ loét và ăn sâu vào mạch máu gây xuất huyết.
Người bệnh trào ngược dạ dày có thể bị nôn ra máu hay đi ngoài phân đen
Mặc dù, các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những ảnh hưởng của chúng lên cơ thể có thể khiến cho sức khỏe, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Do vậy, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nghi ngờ là biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Mặc khác, việc phát hiện sớm ngay từ khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản còn có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do căn bệnh kéo dài.
Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài mà không được điều trị, theo thời gian có thể trở nên tồi tệ và có nguy cơ xảy ra các biến chứng như:
# Các vấn đề về hô hấp
Người bệnh có thể hít phải acid dạ dày vào phổi và gây ra nhiều vấn đề bao gồm nghẽn ngực, khàn giọng, hen suyễn, viêm thanh quản và viêm phổi.
Hơn nữa các triệu chứng trào ngược dạ dày cũng dễ làm cho bệnh nhân cảm thấy khó thở. Đó là do mất cân bằng khi dịch tiêu hóa acid trong dạ dày tăng mà không có lượng bazơ tương ứng để trung hòa. Lúc này chất acid trong dịch dạ dày sẽ tác động để mở hố thắt thực quản làm cho thức ăn dễ bị trào ngược lên. điều này dẫn đến hiện tượng khó thở.
# Hẹp cơ thực quản
Đây là một trong những biến chứng của trào ngược dạ dày mà chúng ta thường hay mắc phải. Đó là do dịch của dạ dày thường xuyên trào lên thực quản gây tổn thương niêm mạc thực quản và gây viêm. Khi có biến chứng này, người bệnh thường cảm thấy khó nuốt, đau khi nuốt và đau ngực. Đặc biệt sau khi ăn uống xương ức hay bị đau, có cảm giác buồn nôn.
# Loét thực quản
Tình trạng acid dạ dày tiếp xúc với thực quản thường xuyên có thể gây tổn hại cho thực quản. Cụ thể ở đây là ăn mô thực quản và dần dẫn đến ăn mô thực quản. Nếu không được điều trị và kiểm soát sớm sẽ gây chảy máu thực quản và gây ra khó khăn khi nuốt.
# Barret thực quản
Theo đánh giá của các chuyên gia thì đây có thể coi là biến chứng nặng của bệnh trào ngược dạ dày. Lúc này các tế bào ở thực quản bị biến đổi màu sắc do thường xuyên tiếp xúc với acid dạ dày. Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến ung thư dạ dày và gây tử vong.
Barret thực quản là biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản
# Ung thư thực quản
Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo lý giải của các nhà khoa học, acid trong dạ dày khi tiếp xúc với thực quản sẽ làm bào mòn niêm mạc thực quản. Lúc này các tế bào thực quản sẽ bị tổn thương và vô tình kích thích khả năng sửa chữa làm sản xuất tế bào ồ ạt và gây ra tế bào ung thư. Các tế bào này có thể lành tính hoặc ác tính tùy theo cơ địa và tình hình phát triển của bệnh.
Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản để điều trị hiệu quả hơn
Bất cứ ai đang trải qua các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên cũng nên nói chuyện với bác sĩ, để ngay lập tức được thực hiện các chẩn đoán bệnh và điều trị.
Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài các triệu chứng lâm sàng, có một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:
- Kiểm soát pH thực quản và theo dõi trở kháng thực quản: Đo lường lượng axit trong thực quản trong khi cơ thể ở các trạng thái khác nhau, chẳng hạn như khi ăn hoặc khi đi ngủ.
- Nội soi dạ dày – ruột: Đây là kỹ thuật dùng một ống có gắn máy soi chiếu, được sử dụng để kiểm tra thực quản. Bác sĩ có thể lấy ra một mẫu mô nhỏ để tiến hành sinh thiết.
- Đo áp suất thực quản: Là phương pháp đo sự co thắt của thực quản khi nuốt, nó có thể đo được sức mạnh của cơ vòng.
- Chụp cản quang: Đây là loại tia X cho thấy những bất thường về thể chất có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
- Kiểm tra độ pH thực quản bằng Bravo: Trong thử nghiệm này, một viên nang nhỏ được gắn vào thành của thực quản trong suốt quá trình nội soi trên. Viên nang có tác dụng đo nồng độ pH trong thực quản và truyền thông tin tới người nhận.
Bác sĩ sẽ khuyến cáo việc thay đổi lối sống và thực hiện chế độ ăn kiêng đối với hầu hết người bệnh. Thuốc cũng được chỉ định để giảm thiểu các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Một số trường hợp, bệnh tiến triển nặng nề và phức tạp có thể cần các loại thuốc mạnh hơn hoặc can thiệp ngoại khoa phẫu thuật để điều trị.